Latest Post

Ba Lan là một đất nước hiếm hoi trong liên minh Châu Âu mà chính quyền trong hàng chục năm liên tiếp đều do các đảng cánh hữu bảo thủ và Cơ đốc giáo nắm giữ qua việc giành thắng lợi lớn ở các cuộc bầu cử.

Lý do là nhân dân Ba Lan đả trải qua thời kì toàn trị của cánh tả tức là đảng cộng sản, nên họ hiểu rõ cánh tả với các khẩu hiệu dân chủ là như thế nào.

Dưới sự cầm quyền của cánh hữu, bảo thủ, nền kinh tế Ba Lan tăng trưởng cao nhất liên Âu. Xã hội Ba Lan không đu trend cánh tả, không thức tỉnh, tuy Ba Lan đã cho phép đồng tính hợp pháp tuy nhiên vẫn hạn chế một số quyền như quyền chung sống bị hạn chế và không cho phép các cặp đồng tính nuôi dưỡng trẻ em.

Hầu hết các phong trào đấu tranh do cánh tả bảo trợ xám lol đều không xuất hiện ở Ba Lan hoặc có nhưng nhỏ, không gây tiếng vang.

Ba Lan không đu trend cho tỵ nạn ồ ạt như các nước Châu Âu với lý do nhân đạo ( mục đích chính là kiếm phiếu cho cánh tả). Chính vì vậy mà Ba Lan không vó các vấn nạn lan tràn khắp Châu Âu do người nhập cư gây ra như hiếp dâm, gây rối, cướp bóc, trộm cắp.

Và quan trọng là Ba Lan không xảy ra các vụ khủng bố. Không ai ở Ba Lan bị chặt đầu công khai như đã từng xảy ra ở Pháp, không có nổ bom, xả súng.

Đúng là một xã hội đa nguyên cần có sự cân bằng giữa tả và hữu, thế nhưng cánh hữu thì thích hợp cho cầm quyền chính trị, vì là tư bản chủ nghĩa, lợi ích đặt lên hàng đầu. Còn cánh tả thì chỉ nên làm việc trong xã hội về các vấn đề như bảo vệ quyền chó mèo thú vật 3D, môi trường, ăn chia trợ cấp .v.v.

Cao Quyền

ĐÔI LỜI VỚI ANH EM BÒ ĐỎ MUỐN TIẾN HOÁ
- Dương Quốc Chính -

Mình giật tít thế anh em đừng dỗi. Sinh ra là người VN thì ai mà chả từng trải qua giai đoạn bò đỏ, chỉ dài hay ngắn mà thôi. Ngay cả mình cũng vậy, cũng bị nhồi sọ về các môn xã hội như tất cả các HS dưới mái trường XHCN. Chẳng qua mình có may mắn là đọc nhiều sách từ bé, lại có môi trường gia đình không bị áp đặt tư tưởng, được dạy lại các môn xã hội 1 cách trung thực nhất có thể. Vì thế nên mới sớm thoát kiếp bò đỏ, từ thời gian học cấp 3.

Nhưng éo le thay, thoát sớm thì lại cô đơn, lạc lõng về tư tưởng, vì có ít người cùng cảnh ngộ! Rất may là từ ngày có internet, rồi có FB, thì nỗi cô đơn đã giảm đi đáng kể.

Mấy hôm vừa rồi, có nhiều anh em bò đò vào phản biện mình về chế độ cũ, về các chính trị gia đối lập, không CS. Sau mấy ngày chửi nhau inh ỏi, cộng thêm kinh nghiệm từ vô số lần trước đây, mình muốn có đôi lời gửi tới anh em.

Về nguyên tắc phê phán, tranh luận, anh em muốn chửi thằng A, thì anh em phải hiểu về nó. Anh em muốn so sánh thằng A với bác B, thì kiến thức về A và B của anh em phải tương xứng, ít ra là 10/8, thì hãy lên tiếng. Còn nếu kiến thức đó chỉ ở tầm 2/1 thì coi như kiến thức què cụt, khập khiễng, tốt nhất là ngậm mõm lại, chỉ nên thủ dâm về bác B chứ không nên chửi thằng A. Vì biết gì mà chửi? Giang hồ nó cười cho.

Thực tế mình thấy dân VN nói chung, cả nam phụ lão ấu, đủ lứa tuổi, trừ những người thuộc về chế độ cũ, thì đều có rất ít kiến thức về chế độ cũ. Đó là do GD của VN cố tính xóa bỏ, kiểm duyệt lịch sử. Rồi dần dần, những người thực sự biết chết dần, thì lịch sử về chế độ cũ sẽ bị chôn vùi giống như Angkor Wat vậy.

Mọi sự vật, hiện tượng, đều có tính 2 mặt, chế độ ta ưu việt đến mấy cũng có những cái xấu. Chế độ "Ngụy" có xấu xa đến mấy cũng có cái tốt. Nhưng hơn 70 năm nay, chỉ vì những cái "xấu xa" mà những thứ tốt đẹp hoặc những sự thật lịch sử kèm theo đã bị chôn vùi. Đó là điều đáng tiếc.

Khi chửi nhau với mình, anh em bò đỏ theo quán tính thường chụp mũ mình là phản động, muốn phục dựng thây ma...còn kích động An ninh hốt mình. An ninh họ không ngu bằng các anh em đâu. Mình chỉ là nhà khảo cổ, muốn khai quật lại những thứ bị chôn vùi của "những nền văn minh xấu số" trước đây thôi.

70 năm nay, chúng ta được giáo dục là "4 chân tốt, 2 chân xấu", đơn giản thế thôi. Thông qua sách báo trong nước, mình đã thấy thực dân Pháp đã có những điều luật bắt buộc dân Nam Kỳ phải đi học tiểu học để phổ cập chữ quốc ngữ, nhưng nhiều người không chịu học vì cho là thứ chữ đó là của Tây, học làm nô lệ cho Tây... Anh em không thể tin điều đó, vì từ bé anh em đã được dạy là thực dân Pháp ngu dân VN, rồi 90% dân mù chữ là do thực dân Pháp.

Anh em được dạy là thực dân Pháp o ép dân ta, cấm dân ta nấu rượu, bắt rượu lậu. Nhưng mình đã thấy rằng Tây nó văn minh, nó kiểm soát rượu tự nấu là đúng, bây giờ chúng ta là nạn nhân của rượu tự nấu tràn lan. Dân chúng uống rượu vô tội vạ, chết vì rượu rất nhiều. 

Hiện nay chúng ta làm có vài chục km đường sắt nội đô mà trầy trật, mãi không xong. Trong khi 1 thế kỷ trước thực dân Pháp đã làm hơn 2000km đường sắt xuyên Việt. Chúng ta được dạy là thực dân ác lắm, bắt dân ta làm phu phen làm đường cực nhọc.

Mấy hôm trước có con bò đỏ vỗ ngực khoe với mình là đủ kiến thức để phản biện mình về Bảo Đại và Quốc gia VN. Mình mới hỏi lại "Ờ, thế mày từ tốn phân tích cho anh em xem họ làm được gì, không làm được gì, so với phe ta thì hơn kém chỗ nào?" Tức là trình bày cho nó khoa học một tý về chế độ cũ. Thì con bò vẫy đuôi lảng mất. Vì trong cái gọi là não của nó chỉ có những gì được nhồi sọ "Bảo Đại ăn chơi đàng điếm, vô tích sự, hèn nhát...". Nhưng bảo phân tích cụ thể xem ăn chơi, vô tích sự ra sao thì không biết.

Khi cãi nhau với bò, mình luôn có 1 cảm xúc chung. Đó là những gì anh em biết và viết ra toàn là những thứ quen thuộc, giống đọc báo Nhân dân, SGK và loa phường. Tức là cái mà họ biết thì đương nhiên mình cũng biết thừa từ lâu rồi. Còn những cái mình biết thì họ chưa từng biết. Thế làm gì chả cô đơn. Cãi nhau với họ thì như GS bắt nạt HS cấp 1, rất chán.

Mấy hôm nay, bò đỏ chửi mình rất đanh thép, đại ý là "Độc lập phải giành lấy, đất của mình thì mình phải đòi lại, bất kể trước đây đã có hiệp ước nhượng đất". Nói chung là không tiếc máu xương để giành độc lập và thống nhất lãnh thổ. Rồi anh em quay ra chửi chế độ cũ đê hèn, độc lập giả hiệu...

Ờ, hay quá! Thế sao bây giờ đảng ta học tập bọn Ngụy, cũng đấu tranh mềm dẻo, ngoại giao với TQ. Tại sao HS, TS của ta rõ ràng,  không có hiệp ước bán đảo, mà ta không giải phóng đi mà phải chờ đến đời con cháu? Tại sao anh em bò đỏ lại ủng hộ quan điểm đó trong khi bây giờ tương quan tiềm lực quân sự, chính trị giữa địch và ta cân bằng hơn nhiều so với năm 46? Anh em dùng tiêu chuẩn kép à?

Thế hóa ra đảng ta lại học tập cái hèn của bọn Ngụy? Nghiên cứu LS để ôn cố tri tân là như thế.

Bệnh chung của bò đỏ là tư duy khép kín. Từ bé mình đã tâm niệm câu "Những gì đã biết sẽ cản trở ta biết những thứ khác". Anh em bò đỏ bị đúng như thế. Bị nhồi sọ lâu ngày, thế là tư duy xơ cứng, thấy kiến thức khác với những gì đã biết thì quay ra chửi, chụp mũ PĐ mà không hề có óc phản biện. Có bạn mình đã chỉ cho từ khóa mà Google báo chí CM, thế mà vẫn ngu ngơ, vẫn tin là TT Thiệu biển thủ 16 tấn vàng!

Vẫn biết bò đỏ thì không đọc được cái gì dài quá 1 trang A4. Thế nên mình mới phải giật tít là viết cho bò đỏ muốn tiến hóa. Có thể có nhiều anh em đang hóng, không tiện vào chửi mình. Mình vẫn hi vọng vào khả năng giác ngộ CM của các anh em. Các anh em không nhất thiết phải thành PĐ, chỉ cần anh em biết phân biệt đúng sai là qua đã cảm động lắm rồi.

Chăn được 1 con bò còn hơn xây được 7 tòa tháp.

Grace Chung, Forbes Staff, Jemima Denham, Contributor. I cover the world's richest people and their businesses for Forbes.

Aug 29, 2023,07:40pm EDT

Vietnamese billionaire Pham Nhat Vuong made news around the world earlier this month when he took his electric vehicle maker VinFast public through a SPAC deal on the Nasdaq. Soon after its public debut on August 15, Pham's fortune seemingly jumped by a staggering $39 billion, catapulting him to 16th richest person in the world and Asia's fifth-richest. Just two days later, the stock tumbled 46%, only to soar once again. By Monday August 28, VinFast had a market capitalization of $190 billion, making it the world's third-most valuable automaker, behind only Tesla and Toyota. Based on that number, Pham, who owns 99% of the company, was worth $188 billion.

Trouble is, that number is totally preposterous. One of the biggest problems with the valuation is the fact that a mere 1% of shares outstanding are available for trading. Pham controls the rest through three holding companies, the largest of which is held by his Ho Chi Minh-listed conglomerate Vingroup. (In comparison, Vingroup is worth $2.6 billion).

That essentially means there aren't enough investors to determine a fair market value of the company.

"It's just a price on a screen, not a consensus verdict from aggregated investors," says Craig Coben, a managing director at expert witness firm Seda Experts and former global head of equity capital markets at Bank of America. "If a stock has less than one percent free float and the company wants to raise money, investors will likely disregard the share price as a reference point."

The 1% in shares available for trading amounts to less than 25 million shares. For context, Tesla has a public float of 2.76 billion shares, or roughly 86% of its shares outstanding; Ford has a float of 3.92 billion shares (around 98%) and General Motors has a 1.37 billion share public float (also 98%).

Not only that but the way VinFast went public is questionable. After trying to list its shares in the U.S. since at least March 2022, VinFast ditched its IPO dreams to merge with Macau gambling billionaire Lawrence Ho's Black Spade Acquisition Co. in a deal that valued VinFast at about $23 billion. The number was calculated by applying the multiple of U.S.-based luxury EV Lucid Group to a projected 2023 revenue based on management hitting their goals.

That $23 billion valuation has some issues, however. " [It] has not been validated by the market," says Coben. "Nor has it been validated by an independent third party because according to the filings, there was no fairness opinion issued by a financial advisor."

By July, Black Spade had decided to redeem over 80% of its shares and by August, 92% of Black Spade's shareholders had cashed out entirely. Altogether VinFast, which broke ground on a reported $2 billion new EV manufacturing facility in North Carolina, raised only $169 million from the SPAC.

Forbes initially discounted the value of Pham's shares by 30% to account for the low float. But after speaking with more than a half dozen equity analysts about the unusual transaction, Forbes has decided to recalculate VinFast's valuation as if it were a private company. In this case we took the average price to sales multiple of other electric vehicle companies including everyone from Lucid to Asian upstart Nio to industry leader Tesla.

Based on those multiples, Forbes estimates Pham's stake in VinFast at about $2.3 billion and his total net worth at $6.9 billion. That knocks him down to Earth and ranks him at No. 359 in the world.

We're not the only ones to think the valuation is too high. The stock fell roughly 45% Tuesday. Still even with that tumble, the market is still valuing it at more than $100 billion, more than 40 times our estimate.

Pham's fledgling EV firm faces significant competitive hurdles. "[It doesn't] discount the risk of how VinFast is going to scale in an incredibly crowded marketplace that legacy automakers, who all have the ability to build multiple plants faster than a startup, are no longer ignoring," says David Whiston, an analyst with Morningstar.

VinFast launched its sales in Vietnam in 2021, and reported $633 million revenue last year. But expansion into the U.S. market has been rocky, exacerbated by poor reviews. Those who tested models like the VF 8 in its initial rollout in the U.S. earlier this year said in auto trade magazine Jalopnik that the car "is simply not ready for America" and were disappointed by results given its $46,000 price tag.

Its first batch of cars sent to the U.S. was recalled in May after the U.S. National Highway Traffic Safety Administration raised concerns about the vehicles' software. A review filed by a driver in early July with the administration complained of a car shutting down entirely.

Why Vinfast would list on the Nasdaq with such a small float is questionable but likely has to do with optics. Trading on a U.S. stock exchange at a high valuation is a prestigious event and one that gets companies publicity.

So far the hype hasn't boosted the value of its parent company by much. The company has not yet responded to a request for comment.

"My concern is that a less savvy investor may think this price represents a market signal on valuation and trade on that basis," says Coben. "For now the share price will be just an object of curiosity, not a measure of value."


Nhân có ông chửi Pháp hèn nên mới thua ĐBP, mình viết thêm để rộng đường dư luận, xem có đúng là do Pháp hèn mà VM thắng trận không nhé. 

Đúng là Pháp hèn và thua trận, nhưng mà họ thua Đức quốc xã. Đức lúc đó rất mạnh, đánh chiếm khắp châu Âu. Thực tế ngay cả LX cũng đã thua Đức trong vài năm đầu của cuộc chiến. Cả Moscow và Leningrad đều đã bị bao vây. Nên thua Đức không lạ đâu. 

Tương tự vậy, Nhật cũng thua, nhưng là thua Mỹ, rồi sau đó thua thêm LX. 

Pháp thua Đức, lập CP Petain thân Đức, CP này điều hành Đông Dương, nên nó nhu nhược với quân Nhật (đồng minh của Đức) nên bị Nhật quản lý luôn để mượn đường, mượn lương thực để đánh Tàu, sau đó Nhật đảo chính Pháp để chiếm toàn quyền quản lý Đông Dương. 

Chính vì bại trận trước Đức, nhưng vì là đồng minh với Anh bởi CP kháng chiến, nên Pháp được Anh rồi Mỹ hỗ trợ để quay lại Đông Dương nhằm phục hồi lại hào quang quá khứ. De Gaulle và bạn ông ta là cao uỷ D'Argenlieu là những người cánh hữu, có tinh thần dân tộc cao, nên họ đã nỗ lực làm điều đó ở Đông Dương. Xin nhớ rằng, lúc đó Pháp hèn, Pháp thua, nhưng là thua Đức quốc xã, không phải thua TQ hay VM đâu!

Chính vì thua trận, nên Pháp bị kiệt quệ kinh tế, bị phụ thuộc Mỹ viện trợ. Thực ra lúc đó Mỹ phải viện trợ cho cả LX trong thế chiến và hậu chiến thì viện trợ tái thiết Tây Âu bằng kế hoạch Marshall, chứ không phải chỉ Pháp nhận viện trợ đâu. 

Tóm lại là khi Pháp quay lại Đông Dương hoàn toàn khác với Pháp trước năm 45, vì họ là kẻ bại trận được đồng minh nâng lên chung mâm với bên thắng trận mà thôi. Chính vì lẽ đó nên khi phân chia vùng ảnh hưởng ở hội nghị Potsdam thì Pháp bị gạt ra, mà quân Anh và TH Dân quốc mới là lực lượng giải giáp Nhật ở Nam và Bắc vĩ tuyến 16, trong khi Đông Dương trước đó thuộc Pháp. Đó là mối nhục của Pháp. 

Khi chiến tranh Pháp - Việt nổ ra, Pháp là đạo quân bị thương, là tàn quân, do Mỹ tài trợ chứ không còn thực lực, nên mới không đủ lực mà đánh thắng ĐBP. Trong status phân tích về ĐBP mình đã phân tích rõ nguyên nhân thất bại. Chứ nếu chỉ hiểu là Pháp hèn và thua trận 1 cách chung chung như ông kia viết thì là tâm lý hỉ hả thủ dâm nhược tiểu hậu thuộc địa trước kẻ thực dân mà thôi. 

Nhưng cần hiểu thêm 1 điều nữa, mình nghĩ đa số dân Việt Nam cũng không hiểu. Đó là Pháp tuy thua ĐBP nhưng họ vẫn còn rất mạnh ở các nơi khác. Quân Pháp ở ĐBP chỉ có 15 ngàn thôi (tổng số quân LH Pháp lúc đó ở Việt Nam khoảng hơn 300 ngàn gì đó) và ĐBP chỉ là 1 cứ điểm, không hề có giá trị về mặt địa lý, hành chính kiểu như HN, HP, SG, Huế, ĐN. Trên thực tế là VM khó mà thắng Pháp ở đồng bằng. 

Vì thế, chiến thắng ĐBP chỉ có ý nghĩa là kéo nước Pháp đang mệt mỏi vì chiến tranh tới bàn đàm phán hoà bình ở Geneva, dẫn tới việc VM lấy lại được một nửa nước Việt Nam. Chứ không phải là VM chắc chắn chiếm lại được HN hay Bắc Kỳ dễ dàng, nếu chiến tranh vẫn tiếp diễn. 

Việc VM chấp nhận chỉ lấy được nửa nước Việt Nam là họ cũng đã tính toán với nhà tài trợ TQ chán ra rồi. Tướng Giáp đã phân tích với Chu Ân Lại tại hội nghị Liễu Châu là nếu tiếp tục đánh thì ít nhất phải mất 3 năm với điều kiện TQ phải nỗ lực viện trợ, thì mới thắng được Pháp với nguồn lực hiện tại. Nhưng nếu Mỹ can thiệp thì sẽ không thể thắng. 

Trên thực tế là Mỹ cũng đã đe doạ sẽ can thiệp trực tiếp nếu VM tiếp tục đánh và TQ cũng đe doạ là không đủ nhân lực vật lực để viện trợ VM đánh Mỹ như vậy. Đó là lý do VM, trực tiếp là Phạm Văn Đồng, phải chấp nhận chọn vĩ tuyến 17 để chia đôi Việt Nam. Chứ ban đầu ông Đồng đòi vĩ tuyến 15-16 và Pháp đòi vĩ tuyến 18. Chu chốt vĩ tuyến 17 để HĐ được ký kết, vì thực tế nó có nguy cơ vỡ trận. 

Mình viết ra những điều này để anh em hiểu được bản chất của chiến thắng ĐBP, sức mạnh quân sự của VM và Pháp lúc đó thế nào. Anh em phải ghi lòng tạc dạ là Pháp lúc đó yếu thật, thua trận thật, nhưng nó thua Đức, giống như Nhật thua Mỹ, chứ không phải thua VM mà trở nên yếu, không phải chúng ta thần thánh đánh thắng đế cuốc to để cướp chính quyền năm 45 là đòi được nửa nước Việt Nam năm 54 đâu. 

Cái giỏi và may của VM là nắm được thời cơ 2 thằng đó thua trận, bị yếu mà giành thắng lợi thôi. Quân Nhật năm 45 ở Đông Dương hầu như còn nguyên vẹn, có phải đánh nhau với đồng minh đâu, nhưng họ cố tình không can thiệp vào việc người Việt cướp chính quyền của nhau. Đó là lý do khiến VM giành được độc lập. 

Còn việc VM đánh thắng trận ĐBP chỉ dẫn tới Pháp rút khỏi miền Bắc. HĐ không có điều nào bắt buộc Pháp rút khỏi miền Nam. Năm 55, Pháp rút khỏi miền Nam là dưới sức ép của ông Diệm và người Mỹ. Vì Mỹ viện trợ trực tiếp cho ông Diệm rồi, Pháp trở nên thừa thãi khi đóng quân ở miền Nam, trong khi Nam Kỳ đã được TT Pháp trao trả cho Quốc gia Việt Nam từ năm 49.

Về mặt chính trị, nước Pháp rất hỗn loạn trong giai đoạn 45-54, thậm chí khi hội nghị Fontaineleau năm 46 tổ chức thì CP Pháp còn chưa có. Các CP thay đổi liên tục, đổi cả hiến pháp vài lần. Vì thế nên người Pháp không còn mặn mà với việc giữ lại Đông Dương.

Status này bàn về tổng thể chứ không bàn cụ thể về nguyên nhân Pháp thua ở ĐBP nhé. Chuyện đó có status khác rồi.



Số trong dấu ngoặc đơn là mình thêm vào để chú thích và bình luận bên dưới. Tư liệu: "Biên bản Hội đàm giữa VNDCCH  và Liên Xô trong chuyến thăm 27-31/10/1975"

______________

Đồng chí Brejnev: Số người Trung Quốc giúp các đồng chí xây dựng đường xá còn không?

Đồng chí Lê Duẩn: Hết rồi, hôm nay tôi xin nói để các đông chí biết là cách đây 3, 4 năm, Trung Quốc đề nghị đưa vào Việt Nam 20 vạn người. Tôi không cho người nào vào cả. Hiện nay không có người Trung Quốc nào.

Đồng chí Podgorny: Nay họ vẫn yêu cầu chứ?

Đồng chí Lê Duẩn: Không. Đây là các đồng chí đó nói cách đây 2, 3 năm, nhưng chúng tôi không cho. (1)

Đồng chí Brejnev: Trung Quốc còn đòi những hòn đảo của Việt Nam không?

Đồng chí Lê Duẩn: Tôi vừa gặp Đặng Tiểu Bình có nói về vấn đề này. Phải nói đây là vấn đề phức tạp. Chúng tôi nói những đảo đó là của Việt Nam. Khi Mỹ thua, ngụy dao động, thì Trung Quốc chiếm lấy.

Đồng chí Podgorny: Còn Mỹ, Trung Quốc không chiếm, khi Mỹ rút đi mới chiếm.
[p. 15]
Đồng chí Lê Duẩn: Tôi nói sau khi Trung Quốc chiếm những hòn đảo này, thì các cơ quan ngoại giao của Việt Nam đã giải thích cho dư luận. Đất đai là thiêng liêng đối với mỗi nước. Nhưng phải giải quyết trên tinh thần anh em, tinh thần đồng chí. Nếu đó là vấn đề lịch sử thì cần cử các chuyên viên nghiên cứu và giải quyết chứ không nên vì thế mà để ảnh hưởng tới đoàn kết giữa hai nước và hai Đảng.

Đồng chí Kossyguine: Dân ở đây là của nước nào?

Đồng chí Lê Duẩn: Khi chiếm đảo, Trung Quốc bắt 100 người Việt Nam, sau đó đã trả lại miền Nam rồi. Trong quá trình giải phóng miền Nam. Chúng tôi đã giải phóng luôn những đảo này và Trung Quốc nhận đó là những đảo của Trung Quốc. (2)

Đồng chí Podgorny: Hoa kiều ở miền Nam Việt Nam có nhiều không?

Đồng chí Lê Duẩn: Có 1 triệu rưởi người, riêng ở Sài Gòn có 70 vạn người, làm đủ mọi việc, rất giầu và tập hợp thành một nhóm.

Đồng chí Kossyguine: Họ liên kết chặt chẽ với nhau? Họ có thừa nhận Mao không?

Đồng chí Lê Duẩn: Khi chúng tôi giải phóng Sài Gòn, họ treo cờ Trung Quốc. Chúng tôi cấm, chỉ cho treo cờ Việt Nam thôi. Vấn đề phức tạp lắm. (3)

....

Đồng chí Kossyguine: Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Cam-pu-chia có mạnh hơn Việt Nam không? Xi-ha-núc thế nào? Trung Quốc cho rằng họ có cơ sở vững ở Cam-pu-chia, quan hệ giữa Trung Quốc và Cam-pu-chia chặt chẽ. Mao nói rằng khu vực ảnh hưởng của Liên Xô là ở phương Tây, còn Trung Quốc là ở phương Đông. Trung Quốc nói chống bá quyền, nhưng Trung Quốc có âm mưu lập bá quyền đối với Đông Nam Á. Tây Tạng là một bằng chứng về ý đồ đó.

Đồng chí Lê Duẩn: Tôi xin giải thích. Xi-ha-núc không có gì. Trước đây khi chiến tranh ở giai đoạn khốc liệt, Trung Quốc nêu khẩu hiệu 5 nước, 6 bên, tức Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Cam-pu-chia và hai miền Việt Nam. Khi tôi thăm Trung Quốc, Chu Ân Lai đã nêu vấn đề như vậy. Lúc đó Triều Tiên nhận, Cam-pu-chia nhận nhưng Việt Nam và Lào không nhận. Do đó họ không làm được.

Đồng chí Kossyguine: Trung Quốc cho Cam-pu-chia là vùng ảnh hưởng của họ. Đó là thực tế hay họ muốn như thế?

Đồng chí Lê Duẩn: Trước hết tôi xin nói thế này: Sau khi Cam-pu-chia giải phóng, tôi là người đầu tiên đến Nông Pênh. Đây là lần đầu Cam-pu-chia nói rằng 3 Đảng phải hợp tác chặt chẽ trong chiến tranh, cũng như trong hòa bình. Đó là 3 Đảng Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam. Trước đây họ không nói như vậy. Trong chuyến đi thăm Lào vừa qua, Ieng Sary không nói thế nữa. Trước đây Cam-pu-chia hiểu lầm Việt Nam. Họ nói rằng Đảng Lao động Việt Nam chiến đấu chống Pháp để giải phóng nửa đất nước và bỏ rơi Cam-pu-chia. Chúng tôi nói không phải như vậy, mà là tình hình quốc tế buộc chúng tôi phải làm như vậy. Họ vẫn không hiểu như vậy. Sau đó chúng tôi đã giúp họ chống lại 10 vạn quân Mỹ, đánh tan quân đội Lôn Non tấn công vùng họ kiểm soát, trang bị cho họ rồi rút hết quân đội 
[p. 18]
khỏi Cam-pu-chia. Trung Quốc lúc đó cũng giúp họ, nhưng Việt Nam vận chuyển. Đến khi Trung Quốc bắt đầu quan hệ với Mỹ thì Trung Quốc bảo Cam-pu-chia cần đánh 10 năm nữa, kéo dài chiến tranh nữa. Chúng tôi nói với họ cần đánh nhanh. Họ nghe theo và tin chúng tôi. (4)

Đồng chí Kossyguine: Ảnh hưởng của Trung Quốc giờ đây ra sao?

Đồng chí Lê Duẩn: Bây giờ Trung Quốc hứa cho Cam-pu-chia 1,2 tỷ đô la để xây dựng. Tôi tin rằng họ sẽ cung cấp cho Cam-pu-chia những kỹ thuật và vũ khí cũ, như đã cho Việt Nam. Cam-pu-chia tin là sẽ nhận được một tỷ đô la, trong lúc đó Việt Nam không có. Cho nên bây giờ họ không nói tới sự hợp tác giữa 3 Đảng nữa. Như vậy là mỗi năm Cam-pu-chia nhận được 100 triệu đô la thể hiện ở những thiết bị cũ. Khi tôi vào Nông Pênh, thì ở đây không có người dân nào nữa. Họ bị đưa về nông thôn. Ở Nông Pênh có 25 vạn người Trung Quốc, họ đuổi cả những người này. Khi tôi sang Trung Quốc, Mao Trạch-đông hỏi tôi là Việt Nam có làm như ở Cam-pu-chia không? Tôi nói rằng, chúng tôi không làm như vậy đâu. Tham gia cuộc hội đàm đó có 3 phụ nữ Trung Quốc, trong đó có một người là Thứ trưởng thì phải. Tôi nói người Trung Quốc ở Sài Gòn cũng ăn mặc như vậy, làm sao mà đưa họ về nông thôn được. Chúng tôi không làm như vậy.

Quan hệ giữa Việt Nam và Cam-pu-chia như thế đấy!  Họ tin chúng tôi. 20 năm qua, chúng tôi đã giúp đỡ họ, nên họ hiểu. Chúng tôi giúp xong thì người của chúng tôi về.(5)

----------

Lời bình:

(1): Đoạn này ông Duẩn chém, lừa các đồng chí LX. Thực tế thông tin bạch hóa là TQ có 320 ngàn lượt quân ở Bắc Việt. 

(2): Đoạn này cho thấy là ông Duẩn (cũng như đảng CS Việt Nam) biết dã tâm lấy đảo của TQ, nhưng không dám đòi mạnh mà muốn đàm phán trên tinh thần đồng chí anh em. Sợ ảnh hưởng tình đoàn kết. 

Ông Duẩn chém chung chung là đã GP các đảo (TS - HS) tranh chấp với TQ, không nói thực tế là không lấy lại được HS.

(3): Đoạn này ông Duẩn nói lướt ý "chuyện này phức tạp lắm" không cho người Hoa treo cờ Tàu, bắt treo cờ Việt, thực tế sau này phức tạp hơn nhiều, do nạn Kiều mà ông Duẩn tạo ra. 

(4): Ông Duẩn cho rằng chính Việt Nam giúp Campuchia (Khmer đỏ) chiến thắng Lon Nol chứ không phải TQ. Khmer đỏ nghe lời Việt Nam đánh nhanh và đã thắng, trong khi TQ khuyên họ đánh chậm 10 năm, nhưng họ nghe lời Việt Nam. Trước đây, đảng CS Cam đã hiểu nhầm đảng Lao Động Việt Nam nhưng Việt Nam đã giải thích. 

Đoạn này khẳng định việc Việt Nam là kẻ nuôi dưỡng Khmer đỏ và giúp họ giành chính quyền chứ không phải TQ. TQ có giúp nhưng Việt Nam vận chuyển. Bo` đỏ trước giờ vẫn phủ nhận điều này. 

(5): Đoạn này LD đánh giá sai về mối quan hệ giữa Khmer đỏ và TQ, không tin họ thân thiết nhau thể hiện ở chỗ TQ chỉ cấp vũ khí cũ cho Khmer đỏ và Khmer đỏ trục xuất cả người Hoa về nông thôn.

Thực tế 2 bên quá khăng khít, dẫn tới chiến tranh chiến trường K mà Việt Nam tổn thất không ít. 

Tóm lại là LD có che giấu LX mối quan hệ với TQ và đánh giá thấp Khmer đỏ cũng như quan hệ giữa họ với TQ cũng như tham vọng của TQ ở đây. Điều này dẫn tới hệ lụy là cuộc chiến với Khmer đỏ và TQ sau này làm Việt Nam tổn thất nặng.

P/S

Ông nào còn thích cãi thì đọc ở đây. Năm 73 vẫn có quân Tàu thì LD bảo 3-4 năm trước (tức là 71-72) không nhận quân Tàu thì đúng hay sai?

- Dương Quốc Chính -


Có mấy bạn hỏi mình về vai trò thật sự của tướng Giáp trong trận ĐBP. Mình không biết trả lời thế nào cho phải nên sẽ đăng tài liệu của phía TQ nói về đồng chí tổng cố vấn Vi Quốc Thanh trong trận ĐBP được đăng báo Tre online. Mọi người tự đánh giá vai trò của từng người, đừng vu cho mình là thân Tàu hay PĐ. Vì tài liệu dài nên mình chỉ trích đăng.

Về việc kéo pháo ra và kéo pháo vào

Vấn đề này mình vẫn đặt câu hỏi về lý do thật sự. Lúc mới kéo pháo vào lần 1 với kéo pháo vào lần 2 thì tương quan lực lượng 2 bên có gì khác nhau đâu? Vậy lần 2 có lợi thế gì hơn lần 1? Sao để đảm bảo chắc thắng lại cần kéo pháo ra? 
Việc ra vào đó nói chính xác là đánh muộn chứ không phải là chậm, vì lùi gần 2 tháng cơ, 25-1 thành 13-3. Còn đánh nhanh hay chậm nó thể hiện ở việc đánh biển người hay dùng giao thông hào vây dần dần. Nếu dùng cách đó ngay từ đầu thì có sao đâu?

Theo tài liệu của TQ thì lý do là dùng đại đoàn 308 đánh Thượng Lào để lôi kéo bớt quân Pháp từ ĐBP ra. Nhưng thực ra hiệu quả cũng không rõ vì VM cũng mất 1 đại đoàn kéo sang Lào rồi quay lại. Vì thế nên tương quan lực lượng trước và sau cũng không thay đổi đáng kể.

trích dẫn:

Theo tác giả bài báo, Trần Vũ:

Phần quan trọng trong tường thuật của Pomonti là câu hỏi về việc kéo pháo ra khỏi thung lũng, lui ngày tấn công đã ấn định 25 tháng 1 sang 13 tháng 3-1954. Võ Nguyên Giáp trả lời bằng Pháp văn: "Le chef de nos conseillers chinois s'était prononcé pour une attaque rapide. Je donne l'ordre de retirer les troupes, y compris l'artillerie. La décision la plus difficile de ma carrière de commandant en chef." (Cố vấn trưởng Trung quốc muốn đánh nhanh. Tôi ra lệnh rút quân ra, kể cả pháo binh. Là quyết định khó khăn nhất trong binh nghiệp Tổng chỉ huy của tôi.)  

Trong chương Quyết chiến Điện Biên Phủ (trung), Vu Hóa Thầm cho một phiên bản khác: Chính Vi Quốc Thanh lấy quyết định hoãn tấn công và thay đổi phương thức đánh nhanh, thọc sâu, giải quyết chiến trường "nở hoa từ trung tâm" bằng cách áp sát, "bóc măng" từng lớp. Đâu là sự thật?

Lui ngày tấn công, như thế không thay đổi chung cuộc. Với công sự không đủ sức chịu pháo, không đường bộ tiếp tế, khả năng không trợ kém, mười ngàn binh sĩ Liên hiệp Pháp tại Mường Thanh không có lối thoát giữa rừng núi vây bọc.

Nhưng như vậy, thì vì sao Võ Nguyên Giáp và Vi Quốc Thanh bất ngờ lui tấn công một tuần trước khi khai trận?

Chính vì Hội nghị Bá Linh bắt đầu ngày 25 tháng 1-1954, là ngày ấn định khai chiến ban đầu. Anh, Pháp, Nga, Hoa-Kỳ ngoài bàn đến vị trí của Đức sau thế chiến, còn tìm cách giải quyết "vấn đề Đông Dương". Nga-Sô yêu sách thành công sự tham gia của Trung cộng trong vòng đàm phán thứ nhì sẽ diễn ra vào tháng 4-1954 tại Genève. Chính đây mới là nguyên nhân lui tấn công sang giữa tháng 3 của Võ Nguyên Giáp (hoặc Vi Quốc Thanh). Chính từ lúc này Bắc Kinh sẽ gia tăng viện trợ tối đa cho Việt Minh để Chu Ân Lai đến Genève trong thế thượng phong. Nếu chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị, như Clausewitz định nghĩa, thì một quyết định quan trọng như vậy phải do Mao gửi công điện cho Vi Quốc Thanh hoặc Hồ Chí Minh hoặc Trường Chinh (tổng bí thư kiêm tổng quân ủy trung ương) yêu cầu Võ Nguyên Giáp trì hoãn. Cả Mao và Hồ Chí Minh đều cần biết kết quả hội nghị Bá Linh diễn ra cuối tháng Giêng.

Huyền thoại "kéo pháo ra", trên thực tế cũng không cần thiết. Vì cho đến kết thúc, các tiền sát viên pháo binh Pháp và Phi đoàn Quan sát Pháo binh Bắc phần đã không xác định được vị trí pháo Việt Minh. Đại bác 105 ly của sư đoàn nặng 351 đều đặt trong hang núi, ngụy trang và kéo ra khi bắn.

(Trần Vũ)

Hết trích

Về cách đánh giao thông hào để siết chặt vòng vây

Trích dẫn tư liệu TQ:

 Quân địch đóng giữ Ðiện Biên Phủ bố phòng nghiêm ngặt, công sự kiên cố hỏa lực mạnh mẽ, làm thế nào mới có thể chia cắt bao vây địch, nuốt gọn từng miếng một? Đó là vấn đề Vi Quốc Thanh ngày đêm suy nghĩ. Vi Quốc Thanh có kinh nghiệm tác chiến phong phú vì đã làm Tiểu đoàn trưởng công binh thời kỳ trường chinh, nghĩ đến biện pháp thao tác áp sát và hào sâu tiếp cận địch. Tức tổ chức bộ đội đào hào sâu, lợi dụng hào sâu chia cắt, bao vây, áp sát cứ điểm địch. Sau đó bất ngờ tấn công. Như vậy có thể giảm thương vong bộ đội, lâu ngày đánh chắc, thắng chắc. Mai Gia Sinh cũng tán thành phương pháp này. Vi Quốc Thanh nói:  "Hãy bàn với các cố vấn xem sao".

Lúc này, vừa may cố vấn đại đoàn 308 Vu Bộ Huyết đến Ban chỉ huy báo cáo tình hình. Vu Bộ Huyết báo cáo tóm tắt tình hình đại đoàn 308 tác chiến ở Thượng Lào. Vi Quốc Thanh hỏi đồng chí: "Ðồng chí có cách gì đánh Ðiện Biên Phủ không?". Vu Bội Huyết nói: "Tôi nghĩ có thể dùng biện pháp áp sát. Tôi và Vương Thừa Vũ (đại đoàn trưởng 308), Lê Quang Ðạo (chính uỷ 308) sau khi từ Thượng Lào trở về, ngày nào cũng tâm niệm làm thế nào để gặm cục xương cứng Ðiện Biên Phủ này. Tôi nêu ra trước biện pháp này, được các đồng chí ấy đồng ý, để bộ đội làm thí nghiệm trong ruộng lúa. Họ cảm thấy biện pháp này được, chúng tôi lần lượt báo cáo lên". Mấy ngày hôm nay, Vi Quốc Thanh lại mắc bệnh đau đầu, trên trán mang một máy giải nhiệt bằng nhôm, tinh thần mệt mỏi. Lúc này đồng chí phấn khởi đứng lên nói không ngớt lời: "Thế thì tốt rồi! Ðồng chí nói tỉ mỉ xem nào". Tiếp đó, đồng chí lại tập trung tinh thần lắng nghe báo cáo tỉ mỉ của Vu Bộ Huyết trong lòng đã nắm chắc.

Ngày hôm sau, Vi Quốc Thanh chính thức đưa ra kiến nghị nói trên với Võ Nguyên Giáp. Võ Nguyên Giáp phấn khởi tiếp nhận, chỉ nêu ra, quân đội VN ngoài số ít công binh ra, lâu nay chưa trang bị công cụ thao tác áp sát, đó là một khó khăn thực tế.

Vi Quốc Thanh điện gấp cho Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, yêu cầu nhanh chóng điều động số lượng lớn cuốc xẻng để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp. Bộ Tổng Tham mưu quân đội VN tuân theo chỉ thị của Võ Nguyên Giáp vạch ra kế hoạch công trình xây dựng toàn bộ trận địa và truyền đạt cho bộ đội. Vi Quốc Thanh triệu tập họp cố vấn các đại đoàn, yêu cầu họ giúp bộ đội tổ chức thực hiện. Ðồng chí còn kết hợp tình hình địch trước mắt, giới thiệu với phía Việt Nam kinh nghiệm tác chiến công kiên của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc giúp giải quyết các vấn đề chiến thuật cụ thể, để tăng thêm niềm tin thắng lợi cho bộ đội.

Hết trích

Như vậy, theo tư liệu TQ thì cả việc thay đổi cách đánh lẫn việc sử dụng giao thông hào để bao vây đều là ý tưởng của Vi Quốc Thanh! Thậm chí cuốc xẻng cũng là của TQ viện trợ. Khi trận chiến diễn ra, VQT cũng cố vấn rất nhiều cho VNG.

Anh Tô Vĩnh Diện đã chết do lấy thân mình chèn pháo đúng vào đợt kéo pháo ra. Anh là nạn nhân của việc thay đổi cách đánh. Nhưng người ta biến thành tấm gương anh hùng mà quên mất chuyện này!

Bổ sung:

Anh em bò đỏ cứ thấy động đến tướng Giáp là lao đầu vào húc. Nên nhớ, đây là tư liệu TQ, không phải mình nghĩ ra. Tất nhiên đúng hay sai thì phải phân tích.

Anh em đã bao giờ tự đặt câu hỏi: Tại sao lại phải rút cả quân lẫn pháo ra chờ 1 tháng rưỡi? Lý do được nêu ra trên báo chí đều rất không rõ ràng, chỉ chung chung là vì thấy chưa chắc thắng! Chưa có phân tích nào bằng số liệu cụ thể là tấn công sau sẽ chắc thắng hơn trước. Ví dụ vì quân sẽ đông hơn, pháo nhiều hơn...

Còn việc thay đổi chiến thuật đánh nhanh kiểu biển người thành giao thông hào thì không cần rút quân và pháo ra đâu mà vẫn bố trí lại được. 

Có bạn bảo rút ra để ngồi nghĩ cách đánh mới! Lý do đó là thật thì nó có vẻ...ngu ngu. Giống đi thi thấy bài khó thì xin ra ngoài ngồi uống nước 1 tiếng rồi vào làm tiếp!

Lý do thuyết phục nhất đúng như ở stt đã viết. Dời ngày tấn công là do lúc đó hội nghị Berlin khai mạc, hội nghị này quyết định là sẽ tổ chức hội nghị Geneva vào tháng 4. Nên nhớ hội nghị Geneva ban đầu là để bàn về chiến tranh Triều Tiên, mà TQ là nhân vật chính. Vì thế nên TQ cần có ưu thế trên bàn đàm phán bằng trận ĐBP. 

Thực tế cho thấy, cuộc họp về Triều Tiên thất bại, người ta quay sang họp về Đông Dương và trận thắng ĐBP đã tạo ra kết quả của hội nghị như đã thấy.

Tuy nhiên, nếu lý do chính trị này là đúng, thì nó phải xuất phát từ TQ, nhưng Vi Quốc Thanh chỉ là trẻ trâu, quyết định phải từ Chu Ân Lai hay Mao. Vì TQ mới có lợi ích chính ở đây.

Ảnh chụp VNG cùng VQT ở ĐBP.


Link về hội nghị Berlin và Geneva 


- Dương Quốc Chính -

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.